Trà Bảo Anh 3

Mã sản phẩm:
Kích thước:
Chia sẻ:
Trà Bảo Anh 3
10.0 trên 10 được 9 bình chọn

Trà túi lọc là gì ?

Có thể với nhiều người thuật ngữ trà túi lọc còn xa lạ nhưng thực tế đó chính là một trong những loại trà mà chúng ta vẫn thường sử dụng hàng ngày với một túi lọc nhỏ hoặc bằng vải lọc nhỏ bọc bên trong là những ngọn chè thơm ngon. Túi lọc này có tác dụng để lọc trà lấy nước. Giờ thì ta đã hoàn toàn có được trả lời cho trà túi lọc là gì? Đơn giản đó chính là sử dụng túi lọc để lọc trà lấy nước để uống.

39571153781 274717bd29 o

Việt Nam chúng ta một đất nước mà Trà là một thứ khống thế thiếu , chúng ta gắn bó với trà từ khi sinh ra , trà đóng góp một phần quan trọng trong các sự kiện quan trọng trong cuộc đời mỗi con người Việt Nam .

Khi mới sinh ra bạn đã được mẹ tắm trong nước trà xanh để đỡ bị hăm , rồi bạn lớn lên bên chén trà của Bố của Ông , khi bạn lớn lên cưới vợ trà cũng góp mặt trong lễ cưới , rồi khi về với đất mẹ bạn cũng được ấp ủ trong trà .

24703596047 1cb0b36b47 o

Và với người Việt ta , khách đến nhà dù lạ hay quen thì chủ nhà cũng đon đả rót nước pha trà mời khách , chén trà là đầu câu chuyện là thể hiện sự mến khách của người Việt .

Thêm nữa cái chuyện uống trà , thưởng trà cũng có nhiều chuyện để mà bàn . Cách người Việt Nam uống trà cũng khác với các dân tộc khác các nền văn hóa khác . Chẳng có ở đất nước nào mà trà xanh hay trà tươi lại là thức uống phổ biến , dân dã thể hiện sự hào sảng của cả một dân tộc

Và cũng chưa có một dân tộc nào khác kể cả các dân tộc mà họ nâng nên văn hóa trà của họ lên thành “ĐẠO” như Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc lại có được cách uống trà cầu kỳ,mà thanh nhã như cách làm và uống Trà Sen Tây Hồ của người Hà Nội . Và cũng không có nhiều dân tộc có được văn hóa trà phát triển sâu rộng như Việt Nam từ cách uống trà, trà cũ trong cung đình , cách uống trà tươi dân dã , và cách uống trà thưởng trà như hội trà ngũ hương của các văn nhân nho sĩ thời xưa .

Trở lại với việc thưởng thức trà của chúng ta ngày nay , chắc bạn đã tự từng hỏi cách thưởng trà của mình đã đúng đã chuẩn hay chưa ? và Thường Trà như thế nào mới là đúng cách ? mới là văn hóa ?

Câu trả lời rất đơn giản : chẳng có cách nào là chuẩn cả và hãy thưởng thức trà theo cách của bạn .

Tại sao lại như thế ? Hãy trở lại với nguồn gốc của trà , công dụng đích thực của trà : Giải Khát , giúp tỉnh táo và sau đó mới đến thưởng thức trà

Dân tộc chúng ta là dân tộc biết đến trà sớm nhất trên thế giới, đến Khổng Tử triết gia vĩ đại của Trung Quốc đã phải nói : “… dân Bách-Việt chuyên làm ruộng lúa mà ăn chứ không như chúng ta trồng kê và lúa mì. Họ uống nước bằng lá cây hái trong rừng gọi là trà.” Vâng từ vài nghìn năm trước chúng ta đã biết đến trà tươi . Và mục đích lúc đó đơn giản chỉ là giải khát và tỉnh táo khi làm việc .

Mà cái việc uống trà tươi thì chẳng thể dùng một cái chén hạt mít để mà uống được mà phải dùng bát lớn mới đã,làm ực một cái hết nhẵn mới sướng . Thế mà có nhiều người có tí chữ trong đầu lại bảo thế là Ngưu ẩm hay Tượng ẩm gì đó ? Ừ thì ngưu ẩm nhưng với cái thời tiết nóng ẩm khó chịu như miền bắc khi khát khô cả cổ đưa cho bát trà xanh thì lúc ấy nho nhã đến mấy,thanh cao bao nhiêu cũng phải ực cái cho nó đã khát , lúc ấy lại đưa cho anh nho nhã cái chén hạt mít thì chắc ngồi mà khóc . Thế nên cái chuyện uống này nó do thời tiết quyết định,tất nhiên khi vấn đề đã khát đã giải quyết thì mới bàn được đến chuyện thưởng thức trà được .

Cuộc sống mỗi ngày một khấm khá hơn nên cái nhu cầu thưởng thức trà cũng mỗi ngày một đi lên, cầu kỳ hơn . Nào thi Ấm Tử Sa uống trà nó mới ngon, chén sứ trấn cảnh đức nó mới đẹp , khay trà , bàn trà bằng gỗ quý …. Nhưng ngay cả trong chuyện thưởng thức trà cầu kỳ này cũng không có nhiều người trùng quan điểm với nhau, người thì thích ấm bé,chén bé . Có người thì thích ấm lớn chén miệng loe lớn uống nó mới thích . Thế nên 2 phe lại hay đấu đầu nhau trong cái chuyện uống thế nào là vừa đủ . Thôi thì ấm chén ai to bé kệ, bạn hãy cứ uống trà theo cách mà bạn thoải mái nhất, vì thưởng trà là dành cho chính bản thân bạn,là giây phút thư giãn cho chính bạn nên làm thế nào mà bản thân bạn thấy mãn nguyện đó mới là cách uống trà đúng nhất, chuẩn nhất .

TRÀ TÚI LỌC ĐÃ ĐƯỢC RA ĐỜI NHƯ THẾ NÀO?

Lá trà xanh đã được dùng phổ biến tại Trung Quốc từ xa xưa cho tới tận những năm 1700. Tuy vậy, sau khi trà được nhập khẩu vào châu Âu qua con đường tơ lụa và đường biển, nhu cầu về trà đen dần dần thay thế trà xanh và sữa bắt đầu được thêm vào trà, tạo thành món đồ uống cuppa khoái khẩu của người Anh. Tới thế kỷ XIX, trà được trồng tại Ấn Độ cũng bắt đầu có tên tuổi và được xuất khẩu sáng các nước khác. Làm sao để pha được ấm trà ngon là cả một câu chuyện. Có những cách pha trà cầu kỳ như trà đạo Nhật Bản, cách pha trà sử dụng chén Tống, chén Quân của người Trung Quốc hay cách pha trà dân dã của người Việt Nam. Tại châu Âu, người ta sử dụng một khối cầu rỗng có đục lỗ để chứa trà. Khi pha nhúng khối cầu này vào nước nóng, trà sẽ được phai ra theo nước nóng nhưng các lá trà vẫn nằm khối cầu này. Có thể nói, đây chính là thủy tổ của túi trà lọc ngày nay.
Vào đầu thế kỷ XIX, một doanh nhân có tên Thomas Sullivan tại New York đã tìm cách cải thiện khả năng marketing của doanh nghiệp sản xuất trà của mình. Ông đã gửi cho khách hàng các túi lụa nhỏ có chứa trà để khách hàng uống thử. Rất nhiều khách hàng đã nhúng thẳng túi trà này vào nước để pha và sau đó gửi thư lại cám ơn Sullivan về phát kiến mới này. Tuy vậy, họ cũng phàn nàn rằng túi lụa quá dày nên đã khá nhiều hương trà đã không thẩm thấu qua chất liệu này trong khi pha trà được. Sullivan tiếp tục cải tiến phát kiến của mình nhưng phải đợi đến khi Joseph Krieger hoàn thiện chúng, trà túi lọc mới được công chúng chấp nhận rộng rãi, đặc biệt là sau thế chiến thứ II. Ngày nay, trà túi lọc với các hương vị khác nhau đã được ưa chuộng và thưởng thức ở khắp nơi trên thế giới và cạnh tranh đáng kể với trà pha ấm theo cách bình thường.

Uống trà là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Ngày xưa trà chỉ được dùng trong lớp quyền qúy cao sang. Tác phong mời trà một cách cung kính, nâng tách trà bằng hai tay tỏ ra rất thanh tao lịch lãm. Qua cung cách này người được mời có thể thấy được phần nào cốt cách sống và hiểu phần nào chịu ảnh hưởng gia phong của người mời trà. Trước khi uống người ta nhẹ nhàng đưa tách trà lên thưởng thức hương trà rồi từ tốn nhấp từng ngụm nhỏ để thưởng thức vị ngon của trà. Từ chất lượng của tách trà người uống sẽ thấy được cái tâm, cái tình của người đã pha chung trà .

Trà không chỉ là một thức uống mang đậm bản sắc văn hóa mà có gía trị liệu pháp, giúp cho máu huyết lưu thông, lợi tiểu, có khả năng chống ung thư, tiêu độc, điều hòa huyết áp… Trước đây trà chỉ phổ biến ở một số nước Châu á như ở Ấn Độ, Srilanca chỗ nào cũng trồng trà để cung cấp cho người bản địa và cả cho xuất khẩu. Sau này được lan rộng ra các nước Trung Á như một số nước thuộc khối “Udơbêch” của các nước cộng hòa Liên Xô cũ, đặc biệt những nước này không trồng trà, nhưng ở nơi nào cũng uống trà. Trên “con đường tơ lụa” trà dần dần có

Ở Việt Nam, có thể nói trà có mặt trong mọi hoạt động của xã hội, từ trong gia đình ra ngoài phố, từ nhà hàng, quán chợ cho đến những nơi tiếp khách sang trọng. Từ tế lễ, cưới hỏi, sinh nhật, ma chay, cúng giỗ…

Nếu trà dùng khi nhất ẩm (uống trà một mình) là lúc người đó đang nhâm nhi lẩm nhẩm thi thơ ôn luyện, nếu song ẩm (hai người uống trà) thì cùng cởi mở văn bài tiêu dao, thậm chí hưng phấn cùng cầm kỳ thi họa và cùng nhau thưởng thức tiếng oanh nỉ non ngoài vườn. Trà cũng như người bạn tâm giao của con người khi có tâm sự, giúp cho người ta nhớ đến tri ân, tri kỷ hoặc suy ngẫm về người, về mình, về nhân tình thế thái những năm tháng qua. Khi giận dữ không ai tự pha được ấm trà ngon, chỉ sau khi nguôi ngoai người ta mới có thể ngồi uống trà như một cách thiền “chánh niệm” vậy
Phong cách uống trà của người Việt Nam rất đa dạng không theo chuẩn mực nào, biểu hiện đầy đủ khía cạnh ngôn ngữ sâu xa trong văn hóa ứng xử đầy tính sáng tạo của người pha trà và người được mời uống trà đã được nâng lên bậc nghệ thuật pha trà và văn hóa uống trà. Những người hiểu biết về văn hóa uống trà, nghệ thuật pha trà của người Việt Nam thì không bao giờ chịu ảnh hưởng chút nào của người Trung Quốc, Hàn Quốc, càng không giống trà đạo của người Nhật Bản. Có thể khẳng định ở Việt Nam không có trà đạo mà chỉ có nghệ thuật uống trà.

Người trong Hoàng cung trước kia khi pha trà cho các ông vua, bà hoàng rất cầu kỳ và công phu, phải hứng từng giọt sương trên búp sen vào lúc chưa có ánh nắng. Còn các cụ xưa thường dùng nước mưa sẽ giúp cho nước trà tăng thêm vị ngọt, sau khi uống sẽ thấy vị ngọt lưu lại nơi cổ họng. Kỹ năng pha trà tùy theo kinh nghiệm bí quyết của mỗi người, tùy vào chất lượng và hương vị của mỗi loại trà nên pha loại ấm nào. Trước khi pha trà phải tráng ấm bằng nuớc sôi cho nóng trước rồi cho trà vào, khi pha xong đậy nắp kín tiếp tục rót nước sôi từ trên nắp xuống như tắm ấm để giữ nhiệt độ nóng trong ấm giúp cho các cánh trà được thấm đều.

Những người uống trà sành điệu miền Bắc thường uống trà không ướp hương, vì như thế sẽ không còn hương vị thật của trà. Khoảng mười năm trở lại đây trà được phát triển rộng rãi để phục vụ nhu cầu trong nước và để xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã sử dụng hương liệu để ướp trà trong đó có những công ty và cơ sở nổi tiếng cũng dùng kỹ thuật này nhằm mục đích có lãi cao. Điều đáng chú ý là trà ướp hương liệu thường có mùi thơm đậm hơn trà có hương vị thật, chỉ có người sành điệu uống trà mới biết trà nào ướp hương liệu và trà nào là nguyên chất. Có doanh nghiệp còn dùng thủ đoạn dụ du khách vào uống trà miễn phí để rồi khách phải mua trà với cái gía “cắt cổ” mang về.

39541591062 d30bcaef30 o.gif

Ngày tết hay trong sinh hoạt thường nhật, đến bất cứ gia đình nào hay cơ quan nào chỉ cần nhìn cung cách chủ nhà pha trà, rót trà, mời trà là có thể thấy được người đó có sành văn hóa uống trà hay không, chưa nói đến nghệ thuật pha trà. Thế nhưng, dù con người đang ở bất cứ trạng thái nào khi có tách trà trên tay cũng giúp cho người ta thấy lịch lãm thư thái. Chính vì vậy trà không chỉ là một thức uống mang đậm bản sắc văn hóa trong đời sống mà còn được các nhà làm nghệ thuật sân khấu và điện ảnh thường sử dụng như một đạo cụ, một phương tiện để các nhân vật giao lưu giúp cho diễn viên nâng cao trình độ diễn xuất. Mới đây Cục điện ảnh chủ trương không đưa thuốc lá lên phim thì văn hóa uống trà của dân tộc ta càng được nâng cao giá trị trên màn bạc và trong cuộc sống của cộng đồng người Việt Nam

Công dụng của trà đen

Trà đen là loại chè phổ biến nhất và chiếm khoảng 75% lượng chè tiêu thụ toàn cầu. Giống như nhiều loại trà, nó được làm từ lá của cây Camellia sinensis, thường được cuộn lại và lên men, sau đó sấy khô và nghiền nát. Trà đen có một vị hơi đắng và chứa khoảng 40mg caffeine mỗi cốc (một cốc khoảng 50 – 100ml).Trà đen có chứa nồng độ cao các hợp chất chống oxy hóa như theaflavins và thearubigins, có liên quan tới mức độ cholesterol thấp. Rebecca Baer, một chuyên gia dinh dưỡng ở thành phố New York đã nghiên cứu và chỉ ra rằng những người uống khoảng 3 tách trà đen mỗi ngày có thể giảm nguy cơ đột quỵ tới 21%.

27794847119 084d01016a o

Công dụng của trà xanh

Trà xanh có hương vị tinh tế hơn so với trà đen. Các lá khô được xử lý nhiệt ngay sau khi được chọn nhưng chỉ dừng lại ở quá trình lên men. Nó chứa khoảng 25 mg caffeine mỗi chén. Trà xanh có đầy đủ các chất chống oxy hóa gọi là catechin, một nhóm khác được gọi là EGCG có thể ngăn chặn tất cả mọi thứ từ ung thư đến bệnh tim, Karen Collins, một chuyên gia và cố vấn dinh dưỡng tại Viện nghiên cứu Ung thư Mỹ, ở Washington DC đã nghiên cứu và cho thấy tiêu thụ mỗi cốc trà xanh hàng ngày có thể giảm nguy cơ bệnh tim mạch 10 %.

38862650444 c0c10b10ee o


Tại hội thảo “Điều kỳ diệu thiên nhiên ban tặng”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Đại học Bách khoa Hà Nội, khẳng định trong các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên chỉ có trà là thức uống tự nhiên và tốt nhất. Con người biết đến cây chè không phải là đồ uống như ngày nay mà là một loại dược liệu quý.

Chuyên gia nghiên cứu về trà nhiều năm cho hay: “Người Trung Hoa cổ đại là một trong số dân tộc đầu tiên biết đến cây chè với tư cách là dược liệu. Họ hái lá chè, dùng ở trạng thái tươi, còn thừa, phơi khô dùng dần, hàng ngày nấu nước uống, thậm chí nấu nước để tắm, cảm thấy khỏe mạnh, da trơn nhẵn, không còn mụn nhọt. Từ đó, mọi người làm theo và truyền nhau từ đời này sang đời khác, dần dần lá chè trở thành đồ uống”.
Lá chè tươi có rất nhiều vitamin, đặc biệt nhiều vitamin C, có khả năng chống viêm nhiễm rất tốt. Polyphenol là chất gây ra vị chát đặc trưng của trà có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn rất hiệu quả mà không gây độc hại. Đặc biệt người ta tìm thấy trong lá chè có nhiều Epi Gallo Catechin Galat (viết tắt là EGCG) là chất có khả năng chống oxy hóa rất mạnh.Theo PGS Thịnh, ngày nay, các nhà khoa học đã vào cuộc và đã làm sáng tỏ nhiều điều kỳ diệu của lá chè cũng như việc uống trà.

Như vậy uống nước trà thường xuyên giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do. Đây là nguyên nhân khiến con người mắc bệnh và nhanh già.

“Lá chè còn có 2 chất là teobromin và teophylin, giúp cơ thể bài tiết nhanh các chất độc hại trong đó có caffein. Những người bị say nắng nên uống vài cốc nước trà loãng, pha một chút đường và muối để nhanh tỉnh táo”, PGS Thịnh chia sẻ thêm.

Tuy nhiên, lợi ích của trà chỉ có tác dụng nếu cây chè được trồng, chăm sóc và thu hoạch đúng chuẩn từ khâu dùng hóa chất diệt sâu bệnh, thu hái, bón phân. Do đó, các mô hình trồng chè cần đảm bảo tiêu chí vệ sinh, an toàn, chất lượng, để cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.

  • Sản phẩm khác
  • Xem thêm ảnh
Mã sản phẩm:
Gọi 02838763584 (24/24) hoặc ĐĂNG KÝ để nhận TƯ VẤN TỪ CHÚNG TÔI

Nhận tư vấn về sản phẩm
ĐẦU TRANG